Tìm hiểu về các kỹ thuật in ấn
Một số phương pháp in ấn hiện nay
1.Phương pháp In typo:
In typo là phương pháp in ấn khai sơ nhất được phát minh từ Trung Quốc và hiện nay được Việt Nam áp dụng khá phổ biến như công nghệ in ấn trên tường như khoan cắt bê tông mà chúng ta thường nghe thấy.
Để giúp bạn dễ hiểu hơn về cách in typo thì bạn hãy liên tưởng cách mà ta đóng dấu hiện nay cũng chính là nguyên lý hoạt động của phương pháp này.
Khuôn in typo được khắc nổi lên sau đó ta thực hiện in typo ta dựa vào các phần tử in nằm cao hơn và ép mực in truyền qua giấy in tạo thành hình ảnh hay chữ in giống như các phần tử in nằm cao hơn.
Nếu bạn muốn in văn bản thì người ta xây dựng bộ khuôn đúc thành các chữ riêng sau đó sẽ ghép các chữ đó bằng tay. Với kỹ thuật in ấn thủ công như vậy đưa lại hiệu quả rất thấp nên biện pháp này không phổ biến mà ứng dụng in typo hiện nay là ép chìm nổi, ép nhũ bạc,...
2. In flexo:
In flexo (mềm, dẻo) khuôn flexo này cũng tương tự với in typo dựa vào các phần tử in cao nhưng có đặc điểm tốt hơn là được làm từ chất dẻo (cao su, nhựa photopolymer). Đây là phương pháp được sử dụng trong việc in các loại bao bì, thùng carton.
3. In ống đồng:
Khác hẳn với 2 phương pháp trên, in ống đồng là dựa vào các phần tử in thấp đây gọi là phương pháp in lõm. Quá trình in có 2 bước:
- Mực được đưa tới bề mặt của khuôn in, từ đó mực sẽ được dẫn tới các chỗ lõm của phần tử in, sau đó dao gạt mực sẽ loại bỏ mực thừa trên mặt khuôn. Mực in trong phần tử lõm chịu áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu cần in.
4. In lụa:
In lụa là một phương pháp in thông dụng trong dịch vụ in ấn. In lụa thực hiện theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in và in lên vật liệu.
Kỹ thuật này được áp dụng trên nhiều vật liệu in: nilong, vải, thủy tinh, kim loại, gỗ, giáy,...
Quá trình in lụa bao gồm các công đoạn: tạo khuôn in, tạo bàn in, dao gạt, pha chất tạo màu, hồ in và in ấn.
5. In offset:
Đây là phương pháp in được các công ty in ấn sử dụng nhiều nhất và được thực hiện với nguyên lý in phẳng. Hay chính là in trực tiếp lên khuôn in mà không hề có độ khác biệt về phần tử in. Kỹ thuật in này sử dụng lực ép lên bề mặt tấm cao su, sau đó mới được ép lên bề mặt giấy để tạo ra sự truyền mực tốt nhất.